Móng băng, một trong những loại móng khá phổ biến ứng dụng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình dân dụng và công trình có quy mô vừa và nhỏ. Tương tự ở các nội dung khác nói về các loại móng, ở bài viết này NAGOPA sẽ chia sẻ với mọi người về: Móng băng là gì? Những hoạt động thi công móng băng được ứng dụng ở công trình thực tế mà NAGOPA đã thi công. Mời mọi người cùng tìm hiểu nhé.
1. Móng bằng là gì?
Móng băng là loại móng có kết cấu dạng dải dài, được đặt độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập để chịu tải trọng và đỡ toàn bộ hệ cột, dầm, sàn, tường trong công trình xây dựng. Là phần móng nền quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự an toàn và vững chắc cho công trình.
Các loại kết cấu móng băng thường gặp là:
- Móng băng 1 phương
- Móng băng 2 phương
1.1. Móng băng 1 phương?
Móng băng một phương là loại móng được thiết kế để chịu tải trọng theo một hướng duy nhất, thường là hướng ngắn của công trình.
Về thành phần cấu tạo của móng băng 1 phương bao gồm:
- Lớp bê tông lót (để tạo phẳng và bảo vệ lớp bê tông móng).
- Bản móng (phần chịu lực chính, có chiều rộng lớn).
- Dầm móng (tăng cường độ cứng và khả năng chịu lực cho móng).
Mặt bằng móng băng 1 phương: Được thể hiện mô phỏng qua mô hình 3D
Mặt cắt móng băng 1 phương
Bản vẽ chi tiết bố trí thép móng băng 1 phương
1.2. Móng băng 2 phương?
Móng băng hai phương là loại móng được thiết kế để chịu tải trọng theo cả hai hướng (chiều dài và chiều rộng) của công trình.
Các thành phần chính của móng băng hai phương thì cũng bao gồm:
- Lớp bê tông lót (để tạo phẳng và bảo vệ lớp bê tông móng).
- Bản móng (phần chịu lực chính, có chiều rộng lớn).
- Dầm móng (tăng cường độ cứng và khả năng chịu lực cho móng).
Chi tiết cấu tạo móng băng 2 phương: Được thể hiện ở bản vẽ thiết kế trích từ một thiết kế công trình nhà phố
Hình ảnh thi công bố trí thép móng băng 2 phương ở một công trình thực tế
1.3. Ưu điểm:
- Móng băng có khả năng chịu tải tốt, đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình.
- Ứng dụng được tốt cho các công trình nhà ở dân dụng
- Kỹ thuật thi công tương đối dễ dàng
- Chi phí đầu tư hợp lý
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì móng băng cũng tồn tại một số điểm khi ứng dụng chúng ta cần lưu ý trước khi lựa chọn cho công trình xây dựng:
- Chỉ phù hợp cho các công trình có quy mô nhỏ và vừa, dưới 5 tầng.
- Khó thi công hơn so với điều kiện phức tạp, gồ ghề, bùn lầy
- Có thể gây lún không đều nếu nền đất không đồng nhất.
2. Các công trình có thể sử dụng giải pháp móng bằng?
- Công trình nhà cấp 4
- Công trình nhà phố
- Công trình nhà biệt thự
- Công trình nhà văn phòng, nhà xưởng
3. Móng bằng ứng dụng ở các công trình NAGOPA thi công
3.1. Thi công móng băng – Công trình Nhà Chị Sương tại Thủ Dầu Một:
Bố trí cốt thép móng băng 1 phương tại công trình nhà phố Chị Sương tại Thủ Dầu Một
Hoạt động đổ bê tông móng băng tại công trình nhà phố Chị Sương tại Thủ Dầu Một
Hoạt động đổ bê tông móng băng tại công trình nhà phố Chị Sương tại Thủ Dầu Một
3.2. Thi công móng băng – Công trình Nghia’s Hous tại Thủ Dầu Một:
Hình ảnh thực tế các anh, chị, em công nhân đang thực hiện công tác bố trí thép dầm móng băng
Hình ảnh các anh, chị, em đang vệ sinh hố móng bị sạt đất do bị ảnh hưởng bởi trời mưa
4. Những lưu ý khi thiết kế móng băng
Khi thiết kế móng băng cho các công trình xây dựng, cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố sau để đảm bảo tính ổn định, độ bền và an toàn của công trình:
- Khảo sát địa chất công trình: Việc khảo sát giúp cho người thiết kế xác định các đặc tính của đất nền như loại đất, cấu trúc, độ ẩm, độ chịu tải, độ lún dự kiến, mực nước ngầm và các yếu tố địa chất bất lợi (nếu có). Từ đó giúp kỹ sư đưa ra quyết định đúng đắn về loại móng, kích thước và độ sâu chôn móng phù hợp với điều kiện thực tế của công trình.
- Xác định tải trọng công trình: Cần xác định tính toán chính xác tải trọng giúp xác định kích thước móng, lựa chọn loại móng và đưa ra giải pháp thiết kếkết cấu phù hợp.
- Lựa chọn loại móng băng: Lựa chọn đúng loại móng giúp đảm bảo khả năng chịu lực của móng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Khi nào nên sử dụng phương án móng băng 1 phương, khi nào sử dụng móng băng 2 phương.
- Tính toán kích thước móng: Việc xác định, tính toán đưa ra kích thước móng( chiều rộng móng, chiều sâu, chiều dày,..) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, độ lún và độ ổn định của công trình.
- Thiết kế kết cấu móng: Thiết kế kết cấu móng đúng kỹ thuật giúp móng làm việc hiệu quả, đảm bảo tuổi thọ và độ an toàn của công trình.
Với kinh nghiệm nhiều năm thi công nhà ở dân dụng, NAGOPA hy vọng với những thông tin từ bài viết sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về móng băng là gì, từ đó có thể chuẩn bị tốt cho kế hoạch xây nhà của gia đình mình tốt hơn.
Có thể bạn cần tham khảo thêm: