Search
Search

Móng đơn là gì? Cấu tạo và quy trình ứng dụng thiết kế

Mục lục nội dung

[ Hiện ]
[Ẩn ]

Bạn đã từng nghe đến móng đơn, vậy móng đơn là gì? Có công dụng ra sao và để xây dựng nó thì ra sao?…tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Đối với những công trình xây dựng, việc xem xét lựa chọn loại móng thích hợp là vô cùng quan trọng. Vậy công trình mà bạn dự định xây có nên sử dụng loại móng này không? Nào hãy cùng NAGOPA đi tìm câu trả lời chính xác nhất.

1. Móng đơn là gì?

Móng đơn có tên gọi khác là móng cốc, đây là loại móng đỡ một hoặc các cụm cột. Được sử dụng phổ biến cho những công trình dưới 3 tầng. Móng đơn được sắp xếp dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng riêng lẻ hoặc móng mềm cũng như thường được gia cố bằng cừ tràm.

Móng đơn gồm có 3 loại đó là: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ. Móng đơn thường được sử dụng dùng trong xây dựng nhà dân dụng, nhà tạm, nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, nhà 2 tầng, 3 tầng, cột trụ của cầu,… trên các nền đất có độ cứng tương đối và nền đất phải ổn định.

Đánh giá về hình dáng, móng đơn có thể có nhiều hình dáng sự khác biệt như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,… phụ thuộc vào bản thiết kế cụ thể của từng công trình.

2. Cấu tạo của móng đơn

Cấu tạo móng đơn

Móng đơn có thiết kế khá đơn giản bao gồm : 1 trụ dài được làm bằng thép và bê tông. Đối với nền đất thịt, nhiều bùn lầy, đất yếu thì phần đáy móng sẽ được đặt lên 1 lớp đất đã được pha đá với chiều sâu tối thiểu 1m để đảm bảo.

Về chi tiết, cấu tạo của móng đơn bao gồm 4 thành phần cơ bản sau:

  • Móng (hay còn được gọi là bản móng): Thông thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải, được đo lường và tính toán để có kích thước hợp lý. Khi thiết kế bản móng các Kỹ Sư sẽ cân đối làm sao để cho phù hợp nhất với tổng thể công trình.
  • Giằng móng (hay còn gọi là đà kiềng): Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm cho giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.
  • Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. Chi tiết có thể liên hệ với các kiến trúc sư kinh nghiệm để được tư vấn.
  • Lớp bê tông lót: Thường dày 100mm, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông đá 1×2, bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100, có công dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.

3. Phân loại móng đơn

Móng đơn được phân loại dựa theo khá nhiều tiêu chí và có mối quan hệ mật thiết với việc đưa ra lựa chọn khi thiết kế công trình, tùy vào các ngữ cảnh khác nhau. Theo các tài liệu nghiên cứu, NAGOPA sẽ tổng hợp lại 3 cách phân loại chính, để các bạn có thể lựa chọn tham khảo khi đưa vào các bản thiết kế :

3.1. Dựa theo độ cứng của móng

Dựa theo độ cứng của móng, móng đơn được phân thành 3 loại mềm, cứng và cứng hữu hạn, rất dễ dàng phân biệt các loại với nhau :

  • Móng đơn mềm: Là loại móng đơn có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền, khả năng biến dạng lớn, chịu uốn nhiều, móng mềm có tỉ lệ cạnh dài/ngắn > 8 (chi tiết tìm hiểu sâu hơn ở các tư liệu về xây dựng).
  • Móng đơn cứng: Loại móng có độ cứng rất lớn, cực kỳ lớn, khả năng biến dạng rất bé, gần như bằng 0. Móng đơn cứng được làm từ gạch, đá, bê tông.
  • Móng cứng vừa, cứng hữu hạn: Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8. Độ cứng tương đối, cứng hơn móng mềm, nhưng nhỏ hơn móng cứng.

3.2. Dựa theo đặc điểm của tải trọng

Theo cách này người ta chia móng đơn thành các loại:

+ Móng chịu tải trọng đúng tâm.

+ Móng chịu tải trọng lệch tâm.

+ Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…).

+ Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …).

+ Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

3.3. Dựa theo cách thức chế tạo

Dựa theo cách thức chế tạo móng đơn có thể được phân làm 2 loại, móng toàn khối và móng lắp ghép, định nghĩa 2 loại móng này đã được phát biểu như sau:

  • Móng toàn khối: Móng được thiết kế bằng các vật liệu khác nhau, chế tạo ngay tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).
  • Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công móng công trình.

4. Quy trình ứng dụng thiết kế móng

Bước 1: Chuẩn bị và xác định nơi thi công

  • Kiểm tra hiện trạng và xác định vị trí nơi thi công
  • Đối chiếu bản vẽ và thực tế mặt bằng hiện trang. Đánh giá phương án thi công. Có thể đào bằng máy đào hoặc đào tay tùy theo quy mô và điều kiện thực tế cho phép..
  • Định vị trí hố móng theo bản vẽ thiết kế.
  • Với công trình xây dựng trên nền đất yếu thì phải có phương án gia cố nền đất. Có thể gia cố nền bằng cách đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Tùy theo địa chất công trình và tải trọng công trình để có thể đưa ra phương án gia cố nền phù hợp. Một số công trình có tải trọng bé thi công trên nền đất yếu, thì phương án lựa chọn đóng cừ tràm cũng thường được sử dụng phổ biến. Số lượng cọc cừ tràm là >1m2 (tùy vào nền đất), đường kính gốc là 6 – 9cm, chiều dài là 3,5 – 4,5m. Dùng máy cuốc để đóng cọc sâu vào nền đất.
  • Giữ hố móng khô ráo trong suốt quá trình thi công, cần bơm hút nước ra nếu có.

Bước 2: Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế

Sau khi xong công tác định vị. Chúng ta tiến hành công tác đào hố móng: cần đo lường độ nông sâu và diện tích đủ rộng để khi đổ bê tông vào vẫn đảm bảo đúng với kích thước thiết kế yêu cầu.

Sau khi đào hố móng xong. Chúng ta cần phải chỉnh sữa hố móng cho gọn, đảm bào các tiêu chí về yêu cầu thực hiện các bước tiếp theo.

Sau khi chĩnh sữa hố móng xong, chúng ta cần tiến hành thực hiện công tác đầm nén thật kỹ bề mặt đáy móng để tạo một bề mặt đáy móng được chắc chắn và bằng phẳng.

Bước 3: Đổ bê tông lót móng

Làm phẳng mặt hố móng rồi để 1 lớp bê tông để lót móng, nó tiếp xúc với đất nhằm hạn chế nước cho bê tông lớp trên, cùng theo đó tạo ra bề mặt bằng phẳng cho đáy móng.

Chúng ta có thể sử dụng bê tông đá 4×6 hoặc bê tông đá 1×2, bê tông gạch vỡ,..Mác 100 để thực hiện lớp bê tông lót móng.

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép và ván khuôn

Cần sử dụng loại thép chính hãng, đảm bảo chất lượng và độ cứng tốt. Đặt biệt cần phải kiểm tra và sử dụng đúng chủng loại kích thước thép đúng theo yêu cầu của thiết kế. Sau đó, cắt và uốn chúng bằng phương pháp cơ học (phù hợp với bản vẽ kỹ thuật).

Gia công ván khuôn hố móng đảm bảo quá trình thi công được đảm bảo và đúng yêu cầu.

Bước 4: Đổ bê tông cho móng

  • Có thể lựa chọn phương án đổ bê tông tay tự trộn hoặc đổ bê tông tươi. Tùy theo khối lượng ít nhiều và điều kiện phù hợp mà chúng ta có phương án lựa chọn hợp lý cho công tác đổ bê tông.
  • Đổ bê tông cần thực hiện đúng tỷ lệ, đúng Mác bê tông yêu cầu. Trộn các loại đá với cát, xi măng và nước theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn và nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, gần sau nhằm tạo liên kết vững chắc cho công trình.
  • Chú ý đảm bảo khô ráo cho bề mặt trước lúc đổ bê tông, chọn đổ vào ngày nắng ráo là hiệu quả nhất.
  • Lưu ý trước khi đổ bê tông, cần dùng túi nilon hoặc bạc che phủ bảo vệ thép cổ cột chờ. Nhằm để tránh bê tông vương vải và bám vào thép chờ, tốn nhân công chĩnh sữa và vệ sinh.

5. Hình ảnh móng đơn được ứng dụng thực tế ở các công trình Nhà Phố, Biệt Thự

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong các quá trình để có 1 móng đơn cho công trình.

Hy vọng những thông tin về nội dung này được NAGOPA chia sẽ, sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất có thể khi trong quá trình tìm hiểu thêm kiến thức chuẩn bị cho quá trình xây nhà.

 

Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bài viết cùng chủ đề

No more posts to show
Xem thêm
Đang thi công
Đang thi công
Đừng bỏ lỡ thông tin !

Cùng 50,000 nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi qua email hàng tuần.