Lanh tô là bộ phận dầm đỡ tường có thể được làm bằng gạch, bê tông cốt thép, gạch cốt thép, gỗ hay thép định hình. Chức năng chính của lanh tô là đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa ra vào để tạo nên các lỗ cửa ở bề mặt tường.
Trong xây dựng thường nghe đến thuật ngữ lanh tô, nhưng chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa biết lanh tô là gì? Có bao nhiêu loại lanh tô hiện nay? Cấu tạo chi tiết của lanh tô như thế nào? Hãy cùng Xây Dựng NAGOPA đi tìm câu trả lời qua các thông tin bài viết dưới đây nhé!
Lanh tô là gì?
Lanh tô là bộ phận dầm tường bằng gạch hoặc bê tông cốt thép hoặc gạch cốt thép hoặc gỗ hay thép định hình có chức năng đỡ khố tường nằm trên cửa sổ, cửa ra vào, tạo nên các lỗ cửa ở bê mặt tường. Tùy theo điều kiện làm việc mà lanh tô chịu lực hay không chịu được lực.
Có thể hiểu, lanh tô là bộ phận kết cấu bên trên của các lỗ tường, như là lỗ cửa sổ, cửa đi, tủ tường, lỗ cửa hành lang trống,… Hiện nay, lanh tô có khá nhiều loại, tùy khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau, hình dáng khác nhau mà chọn lanh tô phù hợp.
Lanh tô có bao nhiêu loại? Cấu tạo chi tiết các loại lanh tô
Hiện nay có 6 loại lanh tô thường được sử dụng:
- Lanh tô gạch;
- Lanh tô gạch cốt thép;
- Lanh tố cuốn;
- Lanh tô gỗ;
- Lanh tô bê tông cốt thép;
- Lanh tô thép.
Lanh tô gạch cốt thép
Khái niệm: lanh tô gạch cốt thép là loại được xây giống như xây gạch thông dụng, nhưng bắt buộc phải dùng vữa xi măng cát mác 50. Trên cốp pha phủ lớp vữa xi măng M50 dày từ 2 hoặc 3(cm), ở giữa đặt thép tròn có d: 6mm hoặc thép bản 20 x 1mm. Cho nên cứ nửa gạch sẽ đặt một cốt thép,hai đầu cốt thép uốn cong và đặt sâu vào trong tường ít nhất tầm 1 – 1,5 gạch. Phía trên dùng vữa xi măng xây từ 5 đến 7 hàng gạch, lưu ý độ cao không được nhỏ hơn ¼ R lỗ tường
Với loại này chỉ áp dụng dành cho những lỗ cửa có R< 2m thi cốt thép, không phải chịu ảnh hưởng của lực chấn động cho nên chủ yếu là loại lanh tô không chịu lực hay chỉ là loại chịu tải trọng nhỏ.
Khi tải trọng lanh tô lớn, R lỗ cửa > 2m, thì cốt thép phải lấy dựa vào tính toán và tuân theo quy phạm kết cấu.
Lanh tô gạch cuốn
Nói về độ chịu nén chủ yếu thì đó là lanh tô gạch cuốn, độ bền đảm bảo và ít tốn cốt thép. Nhưng nó sẽ dẫn đến việc thi công phức tạp, lượng gỗ và cốt pha dùng nhiều, trường hợp nhà lún không đều thì rất dễ bị phá hỏng.
Lanh tô gạch cuốn được chia làm 3 loại:
– Lanh tô cuốn thẳng là loại dùng gạch xây nghiêng, gạch ở giữa xây theo kiểu thẳng đứng còn 2 bên là xây nghiêng. Loại gạch dùng để xây tốt nhất là gạch đã được chặt xiên, mạch vữa song song nhưng hơi tốn công.
- Không sử dụng gạch xây xiên trong công tác xây, nó khiến cho mạch vữa trên rộng – dưới hẹp. lưu ý mạch vữa rộng nhất không được > 20mm, < 7mm. Khi xây chính giữa, người ta có thể nâng lên 1/50 l lỗ tường, sau khi xây hoàn thiện lanh tô tự võng sẽ gần nằm ngang.
- Cuốn thẳng có độ cao 1 gạch hoặc 1½ gạch, loại lanh tô này thích hợp cho khẩu độ lỗ cửa 1,25m. Sau khi tính toán và nâng cao số hiệu vữa còn áp dụng được cho khẩu độ lớn.
– Lanh tô cuốn vành lược:là có dạng hình cung hay bạn có thể hiểu là một đoạn cung tròn r = ½l lỗ cửa ( cuốn ½ tròn), r lớn nhất là loại vô hạn- cuốn thẳng.
- Cửa cuốn có h = (½ : ½ )l , bình thường là 1,8l, r = l
- Gạch xây cuốn vành lược có độ cong lớn, tốt hơn hết là sử dụng loại gạch xiên, còn nếu độ cong nhỏ thì có thể sử dụng gạch phổ thông với mạch vữa điều chỉnh. Mạch vữa rộng hay hẹp thì tầm trong khoảng từ 7 đến 20mm.
– Lanh tô cuốn vành lược thích hợp cho lỗ cửa có l : 1,5m – 1,8m, nếu sử dụng vữa mác thì chiều cao cuốn sẽ đạt từ ½ đến 2 gạch.
Lanh tô bê tông cốt thép
Chia làm 2 loại:
Lanh tô đổ tại chỗ
Do sự tính toán và quyết định chiều cao và lượng cốt thép, thì chiều rộng lanh tô = chiều dày tường gạch. Khi chiều dày tường từ 1½ gạch trở lên, lanh tô có thể là hình chữ L và lợi dụng bộ phận lộ ra làm gối tựa đỡ phần tường gạch phía ngoài cứ như vậy thì mặt đứng sẽ có cảm giác độ dày của lanh tô bớt
Với loại lanh tô đổ tại chỗ thì một khi độ cao của lanh tô và sàn xấp xỉ bằng nhau thì hãy kết hợp lanh tô và sàn lại một khối, hoặc có thể kết hợp với ô văng để giảm bớt đi khối lượng công việc trong việc thi công bê tông.
Nếu lỗ cửa sổ có độ cao = và nằm bên cạnh nhau thì người ta có thể kết cấu các lanh tô lại với nhau để tạo thành giằng tường. Giằng tường nó có công dụng tăng độ ổn định và độ vững chắc cho nhà, tránh trường hợp tường bị nứt hoặc đổ do lún không đều.
Lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn
Kích thước bề rộng lanh tô đúc sẵn sẽ đợc tính bằng việc lấy bằng bội số của kích thước ½ viên gạch làm tiêu chuẩn.trong đó chiều rộng có thể là ½ gạch, 1½ gạch hoặc 1 gạch.
Độ cao = độ dày của 1 hàng, 2 hàng cũng có thể là 3 hàng gạch, 2 đầu gác vào tường gần bằng chiều dài 1 gạch. Do đó việc sử dụng lanh tô đúc sẽ sẽ tiện hơn, tiến độ thi công sẽ nhanh hơn.
Công ty Xây Dựng NAGOPA chuyên tư vấn thiết kế nhà tại Bình Dương, khách hàng có nhu cầu thiết kế, xây dựng, sửa chữa nhà xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới. NAGOPA sẽ đến tận nơi để tư vấn lên ý tưởng thiết kế cho quý khách.
Mọi thông tin liên hệ và ý kiến đóng góp, bạn hãy liên hệ theo thông tin bên dưới, NAGOPA sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất.