Tại sao phải thông báo khởi công?
Mọi người thường nghĩ trong việc xây dựng công trình chỉ cần chú trọng đến bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là một trong những bước ban đầu bắt buộc phải có cho công trình dù lớn hay nhỏ. Để có thể thi công bạn cần phải làm thêm thông báo khởi công xây dựng trình lên cho cơ quan quản lý tại địa điểm thi công.
Dưới đây là những thông tin chi tiết về bài viết: Tại sao phải thông báo khởi công? Những điều gia chủ cần lưu ý, mời các bạn cùng Công ty NAGOPA theo dõi nhé.
1. Thông báo khởi công là gì?
Thông báo khởi công là việc chủ đầu tư thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm bắt đầu thi công công trình.
Mục đích của thông báo khởi công:
- Quản lý xây dựng: Giúp cơ quan chức năng nắm bắt thông tin về các công trình xây dựng trên địa bàn, từ đó quản lý và kiểm soát chất lượng, tiến độ thi công.
- Đảm bảo an toàn: Thông báo khởi công là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm tra các điều kiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại công trình.
- Bảo vệ quyền lợi: Đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan trong quá trình thi công.
2. Thủ tục và quy trình thông báo khởi công:
Theo Luật Xây dựng sửa đổi 2020, trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục sau:
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy phép xây dựng đã được cấp (Bản sao)
- Đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, cần gửi kèm bản sao các bản thiết kế xây dựng đã được phê duyệt.
- Hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu (nếu có).
- Bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt.
- Nộp hồ sơ:
- Chủ đầu tư nộp hồ sơ thông báo khởi công tại cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp huyện hoặc cấp tỉnh, tùy thuộc vào quy mô và loại công trình.
3. Không thông báo khởi công xây dựng, bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nếu khởi công xây dựng mà không thông báo chủ đầu tư sẽ bị xử phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
- Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định.
4. Đối tượng và trường hợp phải làm thông báo:
- Chủ đầu tư công trình, hoặc công ty (nhà thầu) phụ trách nhận xây dựng trọn gói công trình đó, với sự ủy quyền của chủ đầu tư.
- Các công trình có giấy phép xây dựng và cả không giấy phép.
5. Mẫu giấy thông báo khởi công xây dựng công trình nhà ở
Mẫu thông báo khởi công xây dựng công trình là văn bản được các cơ quan chức năng thành lập, tùy theo mỗi địa phương mà mẫu giấy thông báo khởi công có thể sẽ quy định khác nhau.
Giấy thông báo khởi công được NAGOPA thực hiện cho các công trình tại Bình Dương.
Bạn có thể liên hệ với công ty NAGOPA khi có nhu cầu tư vấn thiết kế, xây nhà qua:
- Địa chỉ: Số 32, Đường Lê Thị Trung, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- Điện thoại/Zalo: 0836 198 886
- Website: nagopa.com
Tham khảo thêm: