Ngôi nhà là nơi mọi người cư trú và sống trong vòng tay yêu thương của các thành viên trong gia đình. Do đó mà ai trong số chúng ta cũng đều mong muốn sở hữu được 1 ngôi nhà chất lượng và bền vững nhất. Tuy nhiên theo thời gian, các bức tường của căn nhà bạn có thể bị thấm nước do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có khá nhiều cách khắc phục các hiện tượng tường nhà bị thấm nước, tuy nhiên để có cách khắc phục tốt nhất, các bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân tường bị thấm rồi mới đề ra phương pháp chống thấm phù hợp nhất. Chúng ta cũng cần biết rằng, sơn chống thấm dù có công dụng tuyệt vời nhưng chúng chỉ dùng trong tường ngoài, còn tường trong cần sử dụng các biện pháp chống thấm thì mới có thể yên tâm sử dụng được.
Sau đây NAGOPA sẽ chia sẽ đến các bạn một số nguyên nhân cơ bản khiến tường nhà bị thấm và cách khắc phục chúng như thế nào nhé..
Phòng áp mái bị thấm nước:
Nguyên nhân xuất phát từ sàn bị nứt và nước thấm qua sàn. Phương pháp khắc phục phòng áp mái như sau:
Xử lý chống thấm toàn bộ: Bạn nên chống thấm toàn bộ sàn mái trong trường hợp mái bị nứt nẻ quá nhiều. Dưới đây là quy trình xử lý chống thấm toàn bộ:
- Chuẩn bị bề mặt chống thấm tốt, loại bỏ các vết bụi bẩn và vữa thừa, tạp chất có trên bề mặt sàn, dùng máy mài lắp chổi sắt để đánh bề mặt sàn thật sạch và tạo ma sát cho bề mặt sàn.
- Dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn và tạp chất dính trên sàn.
- Đục bỏ các phàn bám dính hờ, những chỗ lỗ rỗ, túi đá… đục thật sâu và rộng cho đến phần bê tông đặc, chắc.
- Với những vết nứt lớn trên bề mặt, hãy trám lại bằng vữa có thêm phụ gia.
- Xử lý chống thấm cục bộ: Chúng ta cần xử lý chống thấm cực bộ đối với những vị trí như cổ trần và hộp kỹ thuật. Các vị trí này sẽ được đục đến sàn bê tông và được vệ sinh, trám cho sạch sẽ và bằng phẳng.
- Xử lý vết thấm do nứt mái bê tông: Nếu trần nhà của bạn không may bị nứt và bị thấm nước, hãy sử dụng phương pháp bơm keo để hàn gắn lại bên tông và đây là cách làm mang lại nhiều hiệu quả cao.
Tường ngoài nứt rạn làm tường trong bị thấm:
Do tường ngoài bị nứt, nước mưa dễ dàng thấm vào bên trong. Tùy theo trường hợp mà chúng ta sẽ đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
- Trong trường hợp tường ngoài không trát được: Bởi tường ngoài không trát nên chúng rất bị gồ ghề và không bằng phẳng – những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến việc lăn sơn. Lúc này, bạn có thể tìm đến những sản phẩm phun hóa chất có khả năng thẩm thấu sâu vào trong mạch vữa với gạch. Việc sử dụng sản phẩm phun hóa chất chống thấm được đánh giá là phương pháp chống thấm có hiệu quả cực cao hiện nay đối với những bức tường ngoài không trát.
- Trong trường hợp tường ngoài mới chỉ được quét nước xi măng và chưa sơn, lúc này bạn hãy sử dụng những sản phẩm phun hóa chất chống thấm và sơn chống thấm. Các sản phẩm phun hóa chất chống thấm nổi tiếng như Water Seal đươc đánh giá rất cao vì nó có khả năng thẩm thấu sâu bên trong bề mặt tường, giúp hàn gắn các vệt rạn nứt chân chim, từ đó bảo vệ sâu bên trong bức tường hiệu quả và lâu dài hơn rất nhiều so với sơn chống thấm. Trong khi đó, độ bền của sơn chống thấm thông thường chỉ dừng ở mức từ 3 – 5 năm mà thôi.
- Trong trường hợp tường đã được sơn chống thấm nhưng vẫn bị thấm nước: Bạn không nên sử dụng các sản phẩm chống thấm của hãng sơn, thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng.
Thấm chân tường nhà cũ
Những ngôi nhà đã được xây dựng lâu từ 5 – 10 năm trở lên sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng bị thấm nước ở chân tường. Tình trạng này còn xuất hiện nhiều hơn ở những căn hộ chung cư và các ngôi nhà trong khu phố liền kề. Chúng ta có thể kể đến nhiều nguyên nhân khiến cho chân tường bị thấm như: Do nhà cũ khi dây không có dầm bê tông cách ẩm, do nền nhà hàng xóm được tôn lên cao hơn dầm cách ẩm của nhà mình,… Những điều này sẽ khiến cho hơi ẩm cùng nước mưa dễ dàng thấm qua các mạch vữa và gạch cũ gây nên hiện tượng bong tróc sơn và nấm mốc
Xử lý chống thấm trong trường hợp này như sau: Những phương pháp cơ bản như sử dụng sơn chống thấm, đục vữa trát lại cho tường cao lên, ốp gạch chân tường đều không đem lại nhiều hiệu quả trong trường hợp này. Bởi lúc này, bản chất của vấn đề là chân tường đã bị thấm nước do hơi ẩm và nước, do đó mà các phương pháp đó chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn rồi đâu lại vào đó. Thay vào đó, các bạn hãy sử dụng công nghệ bơm hóa chất vào mạch vữa. Đây là công nghệ được sử dụng rất nhiều và thành công tại nước ngoài, đem lại hiệu quả chống thấm chân tường rất cao.