Search
Search

Một số công trình xanh điển hình đầu tiên của các nước Châu Á

Mục lục nội dung

[ Hiện ]
[Ẩn ]

1. Một số công trình xanh điển hình đầu tiên của các nước Châu Á

Trong các năm gần đây, khu vực châu Á cũng là vùng có xu hướng phát triển công trình xanh tương đối nhanh. Thí dụ ở Trung Quốc, nước đông dân nhất trên thế giới, năm 2008 Bộ Xây Dựng đã ban hành chính sách bắt buộc các tòa nhà tại các thành phố phải cắt giảm 65% lượng tiêu thụ điện năng vào năm 2020. Singapore đã quy hoạch Bộ tiêu chí công trình xanh Green Mark là yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với công trình xây mới vào năm 2030. 

Số lượng công trình đã được công nhận là công trình xanh ở một số nước của châu Á, tính đến năm 2012

Quốc giaCông cụ đánh giá công trình xanhSố lượng công trình

đã được cấp chứng chỉ CTX

Số lượng công trình

đã được đăng ký chứng chỉ

MalaysiaGreen Building Index69290
SingaporeGreen Mark1180
IndonesiaGreenship316
Hong KongBesm HK149101
AustraliaGreen Star501520
IndiaLeed India2761745
TaiwanEEWH500
China3-Star242
PhilippinesBERDE5
VietnamLOTUS17

[Nguồn: VGBC,2012]

2. Một số công trình xanh điển hình đầu tiên của các nước ASEAN.

2.1. Tòa nhà Kim Cương( Diamond) – Một công trình xanh hoàn hảo  tại Putrajaya – Malaysia

Tòa nhà Kim Cương( Diamond) trụ sở của Hội đồng năng lượng Malaysia (EC) tại Putrajaya, là công trình xanh đầu tiên ở Malaysia đã đạt cùng lúc Chứng chỉ Bạch kim Green Mark của Singapore(95/120 điểm) và Chứng chỉ Bạch kim GBI của Malaysia (88/100 điểm). Công trình này cũng giành hai giải thưởng CIDB và MCIEA năm 2010 bao gồm: giải thưởng nhà thầu G7 Và giải thưởng đặt biệt về tính sáng tạo. Đặt biệt, công trình đã giành giải nhất trong cuộc thi giải thưởng thiết kiệm năng lượng của ASEAN năm 2012 và đã đứng nhì cuộc thi giải thưởng công nghệ ASHRAE ( Mỹ) năm 2013

tòa nhà kim cương diamond malaysia

Tòa nhà Diamond được tập đoàn Senandung Budiman đầu tư xây dựng để giới thiệu các công nghệ giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và nước sạch trong công trình, tiết kiệm các nguồn tài nguyên tự nhiên, thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu xây dựng bền vững và tăng cường chất lượng môi trường trong nhà. Phương pháp tiếp cận toàn diện cho vỏ bao che công trình, sảnh thông tầng – sân trong, hệ thống cơ điện, hệ thống chiếu sáng tự nhiên, kiến trúc cảnh quan và lựa chọn vật liệu cho phép thiết kế – xây dựng một tòa nhà bền vững về môi trường.

Các thông tin cơ bản về công trình:
  • Chủ đầu tư: Hội đồng năng lượng của Malaysia
  • Quản lý dự án: Senandung Budiman SDN bHD
  • Thiết kế Kiến trúc: NR Architact & NR Interior Design ( Malaysia)
  • Thiết kế cơ điện ( M&E): Primetech Engineers
  • Tu vấn năng lượng xanh: IEN Consultans
  • Thiết kế C&S: Công ty Perunding SM Cekap
  • Nhà thầu: Putra Perdana Construction
  • Công ty vận hành: Pureaire Sdn Bhd
  • Thời điểm hoàn thành: 3/2010
  • Số tầng cao: 8 tầng và 1,5 tầng hầm.
  • Diện tích xây dựng: 4,928m2
  • Tổng diện tích sàn: 14,691m2
  • Tổng diện tích sử dụng: 11,668,4m2
  • Tổng mức đầu tư: 76,5 triệu RM
  • Chi phí gia tăng cho năng lượng xanh: 3,2%
  • Thời gian hoàn vốn: < 3 năm

2.2. Thư viện quốc gia Singapore

Công trình Thu viện quốc gia Singapore đã đạt được nhiều giải thưởng, như là giải nhất Công trình hiệu quả năng lượng ASEAN năm 2007, giải Bạch kim công trình xanh ” Green Mark” của Cơ quan quản lý Xây dựng của Singapore ( BCA), năm 2005.

hình ảnh bên ngoài thư viện quốc gia singapore

bên trong thư viện quốc gia singapore

Các thông tin cơ bản về công trình:

  • Tổng diện tích sàn: 58,783m2
  • Diện tích khu đất: 11,304m2
  • Công trình tọa lạc tại: Quận Bugis-Bras của Singapore
  • Chiều cao tổng thể: 102,8m2, bao gồm 3 tầng hầm và hai khối nhà: 1 khối 15 tầng và 1 khối 16 tầng; nối giữa hai khối nhà sảnh lớn – sân trong có mái che cao 100m.
  • Chi phí xây dựng thực tế: 204,4 triệu đô la Singapore; nhỏ hơn so với tổng mức đầu tư dự định ban đầu là 230 triệu đô la Singapore( nhỏ hơn đáng kể so với các dự án của Chính phủ tương tự về quy mô và thời gian xây dựng)

2.3. Tòa nhà “zero năng lượng (ZEB)” – cinh93 cao của công trình xanh của Singapore

Tòa nhà “zero năng lượng(ZEB)” thuộc học viện Kiến trúc và Xây dựng của Singapore( Building and Construction Academy – BCA) là tòa nhà đầu tiền ở Đông Nam Á được tái trang bị đầy đủ thành một tòa nhà không dùng năng lượng nhân tạo, nói đúng hơn, đó là một tòa nhà tự sản xuất đủ năng lượng để sử dụng trong tòa nhà. Ban đầu là một khối nhà xưởng có ba tầng, ZEB bây giờ là những khu lớp học với đầy đủ chức năng đào tạo, 1 thư viện, 1 hội trường đa năng, và các văn phòng. Nó được sử dụng như là điểm thử nghiệm cho thiết kế xây dựng sáng tạo và giải pháp xây dựng tiết kiệm năng lượng, đặt biệt là cho việ cải tạo các tòa nhà hiện có.

toa nhà zeb năng lượng đỉnh cao công trình xanh của singapore tòa nhà zeb năng lượng đỉnh cao xanh của singapore 01

Một phương án thiết kế tích hợp đã được thông qua, giúp ZEB có thể tiết kiệm được năng lượng từ 40 – 50% so với một tòa nhà văn phòng điển hình khác, ZEB khai thác năng lượng tái tạo từ môi trường thông qua khoảng 1,540m2 các tấm pin mặt trời( quang điện) đặt trên mái nhà và mặt tiền bên ngoài nhà. Nó tạo ra khoảng 200.000 kWh điện mỗi năm, cung cấp cho cả các nhu cầu năng lượng của ZEB.

Xem một số tin tức về công trình xanh tại: https://sum.vn/VCmR8

Nguồn: Internet

Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bài viết cùng chủ đề

No more posts to show
Xem thêm
Đang thi công
Đừng bỏ lỡ thông tin !

Cùng 50,000 nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi qua email hàng tuần.