Giếng trời là một cụm từ khóa hiện được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở . Không chỉ có vai trò giúp thoáng mát, giếng trời còn có tác dụng về phong thủy. Chính vì thế mà hiện nay vai trò của những ngôi nhà thích hợp ứng dụng thiết kế bố trí giếng trời được rất nhiều gia đình và giới thiết kế quan tâm và cân nhắc. Vậy giếng trời là gì? Ứng dụng thiết kế giếng trời trong nhà như thế nào cho đẹp và phù hợp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây: Giếng trời: Trong nhà ở ứng dụng sao cho đẹp
Giếng trời là gì ?
Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng.
Công dụng của giếng trời?
Trong nhà ở hoặc công trình xây dựng không bắt buộc phải có giếng trời. Trong xây dựng giếng trời là một giải pháp mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại, giếng trời có chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên giếng trời phải được thiết kế và ứng dụng đúng cách mới tận dụng được chức năng của chúng.
Tại đô thị, việc có được ánh sáng và khí trời vào nhà luôn được các gia đình đặt lên hàng đầu. Và thiết kế giếng trời là phương pháp hữu hiệu nhất giúp mỗi nhà không chỉ có không gian sống thoáng sáng hơn. Mà còn đem đến tài lộc và sinh khí cho chủ nhân của ngôi nhà.
Ưu điểm và nhược điểm khi ứng dụng giếng trời?
Như bên trên chúng ta đã nói về vai trò của giếng trời trong nhà ở, và chúng có rất nhiều điểm nổi bật. Tuy nhiên việc ứng dụng giếng trời luôn đòi hỏi người thiết kế và người sử dụng phải nắm bắt đủ kiến thức và am hiểu về vai trò cùa chúng cũng như việc ứng dụng đúng cách. Vậy thì bên dưới đây NAGOPA DESIGN cùng các bạn nói về những ưu điểm và nhược điểm khi chúng ta ứng dụng giếng trời.
Ưu điểm nổi bật mà giếng trời mang lại?
- Việc Lấy sáng: Ở những ngôi nhà phố, nhà ống mặt tiền nhỏ hẹp, các vị trí xung quanh nhà đều không thể mở cửa sổ, kích thước chiều sâu lớn và đặc biệt là 3 mặt tiền giáp các công trình khác thì việc mang lại sức sống, ánh sáng tự nhiên cho không gian nội thất được cho rằng cần thiết sử dụng biện pháp thiết kế giếng trời với kích thước phù hợp không gian kiến trúc. Nhằm tối ưu và cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà từ quá trình chiếu sáng từ phần mái giếng trời xuống chân giếng trời giúp ánh sáng lan tỏa toàn bộ không gian nội thất
- Thông gió, điều hòa không khí: Nhờ việc lấy sáng, lấy gió tự nhiên từ giếng trời. Giúp không khí luôn được điều hòa, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà.
- Tiết kiệm điện năng: Nhờ có giếng trời, không gian nội thất trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn, nhờ đó chúng ta tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng, mang lại hiệu quả kinh tế
- Tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà: Giếng trời xuất hiện ở châu Âu từ thời kỳ phục hưng, cụ thể là ở các nhà thờ lớn, bảo tàng cổ và đã được cách tân qua nhiều thời kỳ cho phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng
Nhược điểm cần lưu ý khi ứng dụng giếng trời?
- Bản chất giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Do đó, các mặt tường trong giếng trời không nên làm phẳng, trơn tất cả. Cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Đó cũng là thủ pháp trang trí cho khu vực thông tầng. Đây là những thủ pháp bằng cách sử dụng các vật liệu tiêu âm và để giếng trời bớt độ phẳng và trơn của giếng.
- Đối với những giếng trời không có mái che thì việc tổ chức thoát nước ở đáy giếng phải đảm bảo thật tốt. Luôn phải đảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa bắn làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
- Ở một số vùng, nắng mùa hè rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói lóa. Bởi vậy, sàn, cầu thang gỗ hoặc các đồ đạc trong khu vực này có thể bị phai màu sơn, hư hỏng. Chủ nhà nên lắp đặt hệ kính dán phim cách nhiệt chống tia UV, và thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Những lưu ý khi thiết kế và ứng dụng giếng trời?
Sau khi hiểu về giếng trời và những ưu nhược điểm của việc ứng dụng giếng trời, các Anh/chị nên xem qua những lưu ý sau nhé:
- Không nên thiết kế giếng trời quá to hoặc quá nhó, mất cân xứng với không gian trong ngôi nhà ( Nên có sự tư vấn của Kiến Trúc Sư thiêt kế)
- Nếu dưới giếng trời không phải khu vực như vườn cảnh, bể cá mà lại là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng, to ở phía trên để tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.
- Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…
- Phải đảm bảo các chức năng của giếng trước khi trang trí để tránh tình trạng không phù hợp với kiến trúc, không gian sinh hoạt và một số vấn đề khác.
- Giếng trời có mái thì phải đảm bảo một giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
- Có nên thiết kế giếng trời với những vật dụng trang trí trên các bức tường của giếng trời như: cây cảnh treo, đèn chiếu sáng trang trí,… nên đảm bảo trong tầm tay với hoặc phải kiểm soát an toàn để thuận lợi cho việc sửa chữa cũng như chăm sóc khi cần thiết.
- Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở.
Những mẫu thiết kế giếng trời đẹp
Giếng trời: Trong nhà ở ứng dụng sao cho đẹp. Cùng trải nghiệm qua những mẫu giếng trời đẹp mà không gian nhà ở được ứng dụng hiệu quả và bạn sẽ cực kỳ mê mẫn
Giếng trời vị trí cầu thang
Khi kết hợp cầu thang cùng với giếng trời sẽ đem đến sự hài hòa và cân xứng cho không gian thiết kế nhà ở. Theo phong thủy, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Giếng trời là khu vực trung tâm giúp chuyển lưu với không khí bên ngoài.
Những mãng cây xanh nơi giếng trời, một giao hưởng thật tuyệt vời. Vì cầu thang hầu hết đều nằm ở vị trí giữa nhà ống tầng để tiện lợi cho việc di chuyển giữa các tầng nên người ta thường kết hợp tiểu cảnh cầu thang giếng trời, đó là sự kết hợp hoàn hảo cả về công năng lẫn thẩm mĩ.
Giếng trời vị trí kết hợp với không gian khu bếp
Vị trị thiết kế giếng trời kết hợp với không gian căn bếp nhỏ nhắn thì sẽ mang lại hiệu ứng khá thú vị, cải tạo không gian vốn chật hẹp trở nên thông thoáng và hiện đại.
Giếng trời những mẫu thiết kế đẹp
Vị trị thiết kế giếng trời kết hợp với không gian căn bếp nhỏ nhắn thì sẽ mang lại hiệu ứng khá thú vị, cải tạo không gian vốn chật hẹp trở nên thông thoáng và hiện đại.
Bạn đang xem bài viết về: Giếng trời: Trong nhà ở ứng dụng sao cho đẹp , chắc hẳn sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều cho chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên để kiến tạo lên những căn không gian đẹp mắt, tiện nghi và đầy giá trị thẩm mỹ, luôn đòi hỏi người thiết kế phải là người có đủ chuyên môn, có kiến thức, sự trải nghiệm, tư duy về công năng sử dụng không gian tốt, một góc nhìn tinh tế và khéo léo trong không gian sống, luôn khát khao để nâng tầm gu thẩm mỹ và phong cách sống. Mang lại sự thăng hoa trong từng sản phẩm thực hiện.
Nếu cần sự hỗ trợ từ chúng tôi trong việc thực hiện thiết kế và thi công cho ngôi nhà, các bạn có thể liên hệ qua:
- KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NAGOPA
- VPĐD: Số 32, Đường Lê Thị Trung, P. Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0836 198 886
- Website: www.nagopa.com